RSS

Mussel rice

Com hen Song Huong (or Com hen in short) is the very easy and low-priced specialty of Hue, the ancient citadel of Vietnam. Accordingly, the way of serving this special quite food is of nice ancience, simplicity and deliciousness.

Com hen has a sweet-smelling flavor of rice, onion, and grease, as well as strange tastes of sweet, buttery, salty, sour, bitter, and peppery-hot. You have to arrive to Hen river-islet in the Perfume River to have the original Com hen. However, you can find out the dish on some streets in Hue City. It requires 15 different raw materials to prepare for the dish, including mussel, fried grease, watery grease, peanuts, white sesames, dry pancake, salted shredded meat, chilly sauce, banana flower, banana trunk, sour carambola, spice vegetables, peppermint, salad, etc.

Com hen is always attractive to many customers since it is tasty and, at the same time, economical to anybody.

Read more: world heritages

What makes this simple kind of food popular is revealed in the great endeavor to adopt and process its main ingredient – mussel. Mussels are sea species, which must be dipped in water for a long while before being processed. Accordingly, people often say that com hen somehow expresses the strenuous work of the maker.

Where to find it? Very easy as it is popular everywhere in Hue and these days, elsewhere in Hue restaurants in Vietnam. More favorably, it is a low-priced specialy, thus you could eat it in luxurious restaurants in Hue or even in vendoring mobile shops on the streets.

“Visiting Hue could not miss Com hen, or else you have not come to Hue ever!” is the most common remark of visitors elsewhere to Hue. So, please come and enjoy it yourself!

 
Leave a comment

Posted by on November 17, 2011 in Uncategorized

 

Tags: , , ,

Bánh tráng đập món ăn dân dã Hoi An Vietnam

Ai đã một lần đến Hội An điều không thể bỏ qua món bánh đập, một món ăn dân dã nhưng nổi tiếng tại Hoi An Vietnam. Bánh tráng đập ở Hội An không chỉ ngon ở chiếc bánh tráng được tráng rất mỏng, thanh đều bằng gạo xiệc từ huyện Điện Bàn, ngon từ lá mì trắng, mà món ăn này còn làm du khách “nuốt nước miếng” ở nước mắm dùng, thường gọi là nước chấm.

Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng, đường kính khoảng 20cm, được nướng có màu hơi vàng. Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi, hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có dộ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài. Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau. Ở các vùng nông thôn như Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang người dân quê thích ăn loại bánh tráng đập to và dày hơn (trên 30cm), có người còn mang ra ruộng để ăn nửa buổi. Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng, nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Xa quê, ở nơi phố thị, nghe âm hưởng hương vị bánh tráng đập, ai cũng nhớ quê đến nao lòng và muốn ăn một vài cái để thỏa, để vơi nỗi nhớ quê hương.

Điều rất riêng của bánh tráng đập Hội An là ai đã bán bánh thì đều phải tự mình làm nước chấm. Nước chấm làm từ cá cơm than (cá cơm đen) với tỷ lệ hai cá, một muối mà là muối sống (muối chưa qua tinh chế). Nghĩa là dùng hai chén cá trộn đều với một chén muối bỏ vào hũ hoặc chum, vại sành đậy kín, đem ra nắng phơi ba tháng, sau thời gian đó chắt lấy nước đầu (còn gọi là nước nhĩ) để làm nước chấm. Để nước chấm ngon, người ta khử ít dầu phộng với tỏi và giã ớt đỏ thật tơi trộn vào. Bánh tráng đập phải ăn kèm với nước mắm nhĩ mới “đúng bài”. Khi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của bánh, đậm đà của mắm, cay nồng của ớt, và một chút thơm hơi béo của tỏi.

Cái mới của bánh tráng đập Hội An mấy năm gần đây là vừa ăn bánh tráng đập vừa được thưởng thức món hến ăn kèm. Những con hến tròn lẳn, được đem từ sông Hoài lên đảo sơ qua bếp lửa ăn kèm với rau thơm, ớt đỏ thái mỏng và một chén nước tương, hoặc nước mắm Nam Ô tinh khiết trong veo lấp loáng vài sợi tỏi, lát ớt rất bắt mắt. Ăn bánh tráng đập với hến rất ngon miệng, không ngán mà no.

 
Leave a comment

Posted by on November 9, 2011 in Hoi An Vietnam

 

Tả-pí-lù, Phu quoc island Vietnam

Tả-pí-lù, sở dĩ có cái tên nghe là lạ, hay hay như vậy là vì đây là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa di cư ở U Minh Thượng. Nguyên nghĩa tiếng Hoa của từ “tả-pí-lù” là ăn ngấu nghiến ngay trên lò nấu.

Người ta chọn cá to, nhiều thịt để thái thành từng miếng mỏng. Cá nguyên liệu thường dùng nhất là cá lóc, cá trê, đôi khi cũng sử dụng luôn cả cá rô, cá sặc bướm loại lớn. Những miếng cá này được nhúng trong nồi nước đang sôi có thành phần cơ bản là dấm, nước dừa tươi có nêm gia vị. Miếng cá săn lại, chuyển sang trạng thái tái thì được vớt ra ăn ngay, không để chín hoàn toàn, vì nếu qua chín, lúc đó thịt mềm, bở ra như đã bị luộc, mất ngon. Ăn cá tả-pí-lù phải có nước mắm cay, ngon, rau nhiều.

Nước mắm phải được chế biến lại thành một thứ nước chấm khá đặc biệt: Vừa mặn, lại phải có hậu vị ngòn ngọt, chua chua, thơm thơm và cay nồng. Thông thường thì người ta dùng nước mắm nguyên chất (nhất là nước mắm tại Phu quoc island Vietnam, nếu không thì ít ra cũng phải là nước mắm hòn Sơn Rái là hai hòn đảo nổi tiếng của Kiên Giang về sản xuất loại thực phẩm này ) để chế biến nước chấm. Cách pha chế không khó, nhưng nếu không chú ý thì sẽ rất dễ hỏng. Trước tiên là phải có vài tép tỏi, mấy trái ớt chín (ớt hiểm càng tốt) cho vào chén dùng chày giã nát, sau đó trộn thêm ít đường cát rồi chế giấm hoặc vắt chanh vào, trộn lên cho đường tan đi. Cuối cùng là cho nước mấm vào quậy đều, khi thấy những mảnh tỏi, ớt nhỏ nổi hết lên trên là được. Nếu sai qui trình này, ớt và tỏi chìm xuống đáy chén thì ăn mất ngon.

Rau trong món ăn này khác với rau của món cá nướng trui, dù cũng là rau đồng. Do cách thưởng thức món tả-pí-lù là ăn ngay khi vớt cá ra khỏi bếp, lại là cá tái nên rau cũng được tái chung, ăn tới đâu nhúng tới đó cho nóng, nhưng không để lâu trong nồi nước sôi. Phần lớn rau là các loại mọc ven bờ mẫu, chân ruộng mới gặt hái xong như rau cóc, tàu bay, chân vịt, muống đồng,… không phải loại dùng để ăn sống.

Cá, rau đều nóng, thức hấm lại cay nên không khí trong bữa ăn với món tả-pí-lù thật tuyệt: Rất vui tai với tiếng đũa chạm vào chén hay xoong, nồi lạch cạch pha lẫn với tiếng trò chuyện rôm rã và tiếng xì xụp, hít hà của những người không quen ăn cay. Người lần đầu tiên được ăn tả-pí-lù với người dân địa phương, chắn chắn sẽ nhớ suốt đời món ăn độc đáo này.

Món ăn ngon, lạ miệng này dần dần lan sang người Việt, người Khmer và  được hưởng ứng nhiệt tình. Có người nói món tả-pí-lù là món lẫu. Thực chất thì về hình thức, lẫu cũng được ăn theo cách ấy. Song với lẫu thì thịt cá gì cũng có thể sử dụng được (nên ngày nay mới có lọai “lẫu thập cẩm”) vì vậy, đó có thể chỉ là một sự cải biến của món tả-pí-lù mà thôi.

 
Leave a comment

Posted by on November 7, 2011 in Phu quoc island Vietnam

 

Bánh bèo của người Hoi An Vietnam

Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo Hoi An Vietnam là một món ăn dân dã khác với loại bánh bèo mang tính cung đình của Huế. Nó vừa ngon, vừa rẻ, lại gần gũi với người dân, chính vì thế, nó đã luôn chiếm được sự ưa thích của đông đảo người ăn. Bánh bèo đã thực sự trở thành món ăn truyền thống của cư dân phố Hoi An Vietnam.

Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột min. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn và khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẻo. Nếu lỏng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa). Nước bột này khi lấy tròng xong (kỹ thuật thử độ dẻo và mịn của bột) được cho vào chén rồi sắp lên vỉ tre đặt vào nồi để hấp. Bánh chín đựơc vớt ra để chồng úp lên nhau cho nguội.

Chén bánh khi chín trắng tinh, mềm mướt, giữa lại có một xoáy tròn thật là ngộ nghĩnh. Chén để làm bánh bèo là một loại chén bằng đất nung tráng mem, nhỏ hơn chén ăn thông thường, mà tròn trịa dễ thương. Nhưn (nhân) bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt,… Tôm bỏ đầu, băm nhỏ, thịt xắt nhỏ hạt lựu, trộn vào với tôm, ướp với gia vị, pha thêm chút bột điều (loại bột màu đỏ được chế từ một loại quả cây) cho tăng phần màu mè hấp dẫn, rồi đưa lên bếp xào chín, hòa thêm ít nước bột gạo đổ vào, sao cho nhưn chín có dạng sền sệt màu đỏ hồng, vị ngọt béo lẫn vị cay the và thơm là đạt yêu cầu. Nhưn nấu chín được đựng trong một chiếc nồi cơm, trên mặt rãy một lớp tiêu lấm chấm đen và cộng hành xanh xanh xặt nhỏ.

–> Bánh bèo nét riêng của người Hanoi Vietnam

Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.

 
Leave a comment

Posted by on November 1, 2011 in Hoi An Vietnam

 

Rau tập tành nấu hến – Hoi An Vietnam

Gọi là rau tập tàng vì nó là tập hợp của nhiều loại rau, lá khác nhau. Ở các vùng quê, tìm loại rau này không khó,  trong vườn, ngoài ngõ đều có cả, chỉ phải bỏ chút công đi hái. Đó là rau ngót, tần ô, đay, dền, lang, muống, cải, bông bí và thậm chí thêm chút ít lá lốt… Mỗi loại một chút cũng đủ dồn lại thành một mớ rau với nhiều màu sắc, mùi vị khác nhau, vừa hấp dẫn, vừa kích thích vị giác.

Rau tập tành nấu hến – Hoi An Vietnam

Ngày trước, còn nhỏ, chúng tôi thường theo má ra đồng. Tháng ba, người lớn lúi húi gặt lúa, ôm, đập rồi phơi, còn bọn trẻ thì bám những bờ ruộng tìm mớ rau má, rau dền… Mang được số rau này về nhà, lại chạy loanh quanh trong vườn tìm hái thêm những loại rau khác, mỗi thứ một ít. Nhiều khi trong vườn không đủ thì cắp rổ sang nhà hàng xóm xin những loại mà nhà mình thiếu và ngược lại. Ngày đó, tình quê dễ mến, tường rào cổng ngõ đơn sơ, ới một tiếng, chưa nghe đồng ý đã thấy mặt trong vườn rồi. Chứ không như bây giờ, bê tông cốt thép che kín như thành phố, nhà nào biết nhà nấy, tìm và hái cho đủ một rổ rau tập tàng nấu với hến cũng khó lắm thay!

Nay, thời công nghiệp, đến các chợ, dạo các sạp bán rau thấy cũng có nhiều loại, thế nhưng muốn đủ các thứ rau để gọi đúng tên “tập tàng” không phải dễ. Thường, những người bán cũng trộn chung vài loại rau dễ trồng, được lượm lặt sẵn, trông sạch sẽ, nhưng nếu mua về nấu thì chỉ có một mùi vị vừa phải, chứ không thể sánh với rau tập tàng chính danh! Lâu lâu, ở những chợ gần Hoi An Vietnam – nơi sơ chế hến số 1 đất Quảng, cũng có thấy bán rau tập tàng. Những người bán hến (kèm theo cả nước luộc hến) từ Hội An mang rau ra bán kèm, nhưng số lượng rất ít. Phải là người đi chợ sớm và thuộc “bạn hàng ruột” họ mới để dành bán cho.

Khi đã có một rổ rau tập tàng, đem rửa sạch để đó. Cho một ít dầu ăn vào nồi rồi đổ hến vào xào nhẹ. Khi nghe mùi hến, mùi hành, mùi ớt (những người bán đã trộn gia vị này sẵn trong hến) thơm lừng, lúc này cho nước hến vào nồi, thêm muối, mắm vừa ăn. Nước sôi, cho tất cả mớ rau tập tàng vào nồi, đun kỹ… Canh hến nấu rau tập tàng ăn rất mát.

Chế biến hến có nhiều cách, tùy theo mỗi vùng miền, nhưng nấu canh hến với rau tập tàng vào lúc trời nắng nóng mới thật là đúng điệu. Cả nhà quây quần bên mâm cơm gạo mới với nồi canh hến nồng nàn, lan tỏa… dường như cái nóng cũng dần vơi đi…

 
Leave a comment

Posted by on November 1, 2011 in Hoi An Vietnam

 

Bánh đúc lạc trên phố phường Hanoi Vietnam

Người miền Bắc coi bánh đúc là món quà dân dã mà khó quên. Bánh đúc như làn gió đồng quê man mát, đem lại hương vị vừa thân quen vừa mới lạ cho người thành phố. Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, hình ảnh trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: “Ai bánh đúc nào, bánh đúc lạc đây” đã trở nên quen thuộc trên mỗi nẻo đường, ngõ phố Hanoi Vietnam.

Rất giản dị, bánh được nấu từ bột gạo pha với ít vôi tôi. Nhưng quan trọng nhất lại là cách chọn loại gạo, vì như thế bánh đúc mới ngon, mới giòn được. Đơn giản vậy thôi nhưng người nấu phải có bí quyết riêng của mình và thêm chút kì công. Nấu bánh làm sao đừng để bột vón cục, không được khê hay cháy. Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào. Một chiếc bánh đúc mầu trắng ngà, mịn như thạch, loáng thoáng điểm thêm mấy hạt lạc nâu hồng nom thật ngon mắt, chỉ thoáng tưởng tượng thôi đã thấy thèm.

Bánh đúc được xắn thành từng miếng, ăn giòn, mát là thứ quà ai cũng thích. Bánh đúc lạc được chấm với tương mà đặc biệt là tương Bần thì rất tuyệt. So với các loại quà bánh khác, bánh đúc giá rẻ hơn rất nhiều. Với dăm bảy nghìn là cả nhà được thưởng thức một bữa no nê.

Món ăn dân dã thôn quê này đã có mặt ở khắp các phố phường Hanoi Vietnam. Không chỉ có bánh đúc lạc, những biến tấu của bánh đúc như bánh đúc nóng, bánh đúc nộm…cũng được mọi người chào đón nhiệt tình. mỗi loại đều  cho ta một hương vị riêng khó lẫn mà thắm đượm tình quê.

 
Leave a comment

Posted by on October 31, 2011 in Hanoi Vietnam

 

Chả cá, ẩm thực đặc trưng Hanoi Vietnam

Chả cá có thể nói là một trong những món ăn mang nét đặc trưng của ẩm thực Hanoi Vietnam. Nó dân dã nhưng không kém phần tinh tế trong cả cách chế biến và thưởng thức. Từ những loại nguyên liệu đơn giản nhưng cách tẩm ướp cầu kì, phải đủ mọi loại gia vị đi kèm thì mới tạo nên món chả cá đúng chất kinh kỳ.

Chả cá Hanoi Vietnam không phải làm từ thịt cá xay nhuyễn cùng các gia vị khác rồi cho lên hấp, nướng hay chiên vàng như cách nơi khác. Chả cá Hanoi Vietnam là tổng hòa của món nướng và món chiên. Từng miếng nạc cá được lọc ra, để nguyên rồi tẩm ướp riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu và nước mắm ngon, sau đó được nướng trên than hoa cho vàng đều. Miếng cá vẫn giữ nguyên được vị ngọt vốn có, lại càng thơm ngon, đậm đà thêm bởi những gia vị tẩm ướp đi kèm. Nhưng như vậy vẫn chưa phải là chả cá. Chả cá là phải rán trong một chảo mỡ lép bép đang sôi cho thật vàng, thật thơm mới đúng kiểu. Đấy, vì làm chả cá như thế nên đôi phần cũng đã thấy sự cầu kì, tỉ mỉ trong khi chế biến một món ngon của người Hà thành.

Từng miếng chả cá đều tăm tắp, thơm nức, vàng suộm được đem ra cho thực khách. Nhưng thế cũng chưa đủ để làm nên một món ăn tinh tế của người Hà Nội hào hoa, thanh lịch. Món ngon đôi khi là nhờ các loại rau ghém, các gia vị đi kèm, mà không người Hà Nội nào lại không biết tường tận từng loại. Ăn mắm rươi thì phải có cải cúc, rau cần, gừng non, vỏ quýt thái chỉ, phải có ruốc tôm, thịt ba chỉ luộc… Thịt chó thì không thể thiếu lá mơ, riềng non, sả cây, mắm tôm… Còn nhắc đến chả cá, người ta không thể không nhắc đến những cây thìa là, những cọng hành hoa xanh ngắt, rau húng Láng, rau mùi non, đầu hành trắng ngâm dấm, đến lạc rang, bún trắng… Và không thể thiếu một bát mắm tôm thật ngon, vắt chanh, cho ít rượu đánh bông và thêm vào giọt tinh dầu cà cuống cho thật dậy mùi.

Thực khách gắp một miếng chả cá chín vàng, cho hành hoa, thìa là vào chảo mỡ sôi, gắp vào bát, thêm ít bún, ít rau thơm và tưới đều mắm tôm lên mặt… cho vào miệng vừa nhai, vừa tận hưởng cảm giác thích thú được thưởng thức một món ngon. Vị ngọt của cá, cay của ớt, vị hăng hắc của rau thơm, cái mềm của bún, mằn mặn của mắm tôm thêm cái giòn tan, bùi bùi của lạc… đã làm nên một hương vị khó quên của món ngon đất kinh kỳ.

Có lẽ bởi hương vị sau bao nhiêu thăng trầm cũng không đổi thay nên Chả cá kinh kỳ vẫn là một món ngon Hanoi Vietnam được nhiều người yêu thích. Chả cá kinh kỳ cũng góp phần quảng bá nét văn hóa ẩm thực độc đáo đến nhiều thực khách trong và ngoài nước.

 
Leave a comment

Posted by on October 31, 2011 in Hanoi Vietnam

 

Súp cua giữa lòng Saigon Vietnam

“Súp cua, súp cua…!”

Tiếng rao quen thuộc vẫn vang lên mỗi ngày. Có lẽ hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam này súp cua lại được rao bán như vậy. Những chiếc xe gắn máy chở cả thùng súp cua đi vào từng con hẻm, đến gõ cửa từng nhà. Súp cua được bán trên vỉa hè, trong những quán nhỏ bình dân. Không cần phải đặt chân vào nhà hàng, bạn vẫn có thể thưởng thức súp cua hằng ngày với giá cả rất phải chăng.

Súp cua có xuất xứ từ phương Tây nhưng khi đến Saigon Vietnam nó đã được biến tấu cho phù hợp với tập quán ăn uống của người bản địa. Chén súp cua đặc sánh, nóng hổi với thịt cua, nấm, trứng cút, những đường vân trứng màu trắng vàng nổi đều trông thật hấp dẫn. Súp được múc ra chỉ cần thêm một chút ngò rí, xì dầu hoặc tương ớt, vậy là bạn đã có một bữa xế thật ngon lành!

Khó có thể thống kê được có tổng cộng bao nhiêu quán súp cua, bao nhiêu gánh súp cua trên khắp đất Sài thành này nhưng những nơi bán súp cua nổi tiếng có thể kể đến quán súp cua đối diện chợ Bà Chiểu, hẻm Lò Đồng (đường Cách Mạng Tháng Tám) hay súp cua gần nhà thờ Đức Bà. Đồ nghề của chủ quán đơn giản chí có nồi, bếp, vài chiếc ghế nhựa. Bạn có thể ngồi ăn tại chỗ hoặc bỏ hộp mang về. Dân văn phòng làm việc muộn thường gọi hộp mang về văn phòng ăn để lấy sức cho cả buổi tối.

Sống ở Saigon Vietnam, có lẽ mọi người đều biết đến gánh súp gần Nhà thờ Đức Bà, đoạn Công Trường Mê Linh. Ngay tại khu trung tâm sang trọng bậc nhất thành phố vẫn có những quán hàng rong cực kỳ đông khách. Không chỉ có giới học sinh – sinh viên mà ngay cả dân văn phòng công sở sang trọng cũng không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của chén súp cua nóng hổi. Không hề câu nệ, chỉ cần một chiếc ghế nhựa con con, dù bạn mặc đồ jean bụi bặm hay đồ vest sang trọng, bạn vẫn có thể thoải mái thưởng thức súp cua. Cô bán hàng ở đây rất dễ tính. Chẳng cần là khách quen, nếu bạn thiếu một chút tiền, bạn có thể khất đến lần sau. Súp cua ở nhà thờ Đức Bà chỉ bán vào cuối buổi chiều, giữa thành phố nắng nóng quanh năm này, ăn súp cua giờ đó có lẽ là hợp lý nhất.

Ngồi giữa một không gian thoáng đãng, không bị bó hẹp bởi bàn ghế hay bốn bức tường, ngắm nhìn từng dòng người qua lại, đó là cách thưởng thức súp cua rất đặc trưng của người dân Sài thành. Bạn hãy thử một lần hòa mình vào không gian đặc biệt này và thưởng thức món súp cua Sài Gòn bình dị.

 
Leave a comment

Posted by on October 29, 2011 in Saigon Vietnam

 

Bánh ít, bánh su-sê Hoi An Vietnam

Với nhiều người Hội An xa xứ, ký ức về quê nhà đôi khi chỉ là một quán ăn nằm trong một con hẻm nhỏ nào đó sâu hun hút trong phố. Nhớ về quê nhà, ứa nước bọt vì thèm một món ăn quen, lại thấy thấp thoáng những bóng hình xưa cũ của một thời trẻ dại. Có một Hoi An Vietnam – thực phẩm với những món ngon rất riêng tồn tại trong nỗi nhớ nhiều người.

Bánh Su-sê

Những món bánh truyền thống ở các địa phương khác cũng có, nhưng khi đến Hội An lại được biến thể, gia giảm ít nhiều để trở nên món ăn đặc trưng của phố Hội. Mỗi món bánh trái, lại có một “lịch sử nghề”, gắn với tên tuổi của một lò bánh nào đấy ở Hội An. Ai đi xa, hay du khách ở nơi khác đến, cũng được người Hội An giới thiệu, gửi biếu vài chục bánh làm quà như món quà quê.

Bánh ít

Bánh ít lá gai có vỏ bọc làm bằng bột nếp trộn đường và nước lá gai để có màu đen bóng. Nhưn (nhân) bánh bằng đậu xanh, có màu vàng. Bánh susê nguyên liệu như bánh ít, nhưng không sử dụng với lá gai mà trộn với nước cốt dừa, điểm trang thêm bằng cơm dừa bào sợi nhỏ. Cả bánh ít lá gai và bánh susê đều được bọc bằng lá chuối vẫn giữ màu xanh ngắt. Nhìn bên ngoài, bánh gói có chóp nhọn là bánh ít lá gai, chóp bánh bẹt hơn một chút là bánh susê. Để giữ cho vỏ bánh có màu xanh bắt mắt, khi hấp bánh phải cẩn thận. Không quá già lửa, cũng không được non lửa, canh giờ để vớt bánh ra. Tuy cùng nguyên liệu, nhưng mỗi loại bánh có một hương vị đặc trưng riêng. Bánh ít lá gai có vị ngọt của đường, vị bùi béo của bột nếp, hòa với vị đăng đắng của lá gai. Bánh susê khi ăn có vị thơm của cốt dừa, những sợi dừa tươi hòa trong nhân bánh khi nhai nghe sừn sựt, béo ngậy. Những đám giỗ, tiệc, món tráng miệng đãi bánh susê, bánh ít lá gai sẽ dung hòa với những món ăn béo ngậy thường có ở yến tiệc. Những nhà hàng, khách sạn mở buffet ẩm thực bao giờ cũng giới thiệu với du khách hai món bánh đặc sản này, và thường hết sạch ngay khi tiệc chưa kết thúc.

 
Leave a comment

Posted by on October 28, 2011 in Hoi An Vietnam

 

Về Quán Gánh ăn bánh dày, Hanoi Vietnam

Nhắc đến món bánh dày, nhiều người nhớ đến địa danh Quán Gánh (Thường Tín). Làng nghề Quán Gánh thuộc xã Nhị Khê, huyện  Thường Tín, Hanoi Vietnam từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh dày truyền thống.

Chiếc bánh dày làng Quán Gánh có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, độ thơm ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người Quán Gánh mới làm nên được hương vị đặc trưng đó.

Chiếc bánh dày ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm lấy từ vùng Hải Hậu (Nam Định), đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi đồ vừa khéo, đủ độ để giã thành vỏ bánh dẻo thơm mà chỉ cần riêng vỏ bánh đều làm thành chiếc bánh dày chay, kẹp thêm miếng giò, người ăn đã cảm nhận được hương nếp trong từng miếng bánh quyện với vị giò thơm hương lá chuối.

Người giã gạo phải là người có sức khỏe dẻo dai, tay chày, tay cối, giã gạo ngay từ lúc xôi còn nóng, đến khi gạo thật nhuyễn, thật dẻo. Tiếng chày giã gạo mỗi sớm tinh sương từ bao đời nay đã trở nên thân thuộc với người dân làng Quán Gánh. Cùng với bánh dày chay còn có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt và nhân từ đậu xanh xào đường. Nhiều người lại thích ăn bánh nhân mặn với đậu xanh, thêm ít thịt ba rọi, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng.

 
Leave a comment

Posted by on October 27, 2011 in Hanoi Vietnam